- 1. Các loại gà mía
- 1.1. Gà mía thuần chủng
- 1.2. Gà mía lai Sơn Tây
- 1.3. Gà mía lai Lương Phượng
- 2. Giống gà mía có nguồn gốc từ đâu
- 3. Đánh giá chi tiết về gà mía
- 3.1. Gà mía dùng để làm gì
- 3.2. Đặc điểm của gà mía
- 3.3. Cách nuôi chăm sóc gà gà
- 3.4. Cách chọn gà mía giống tốt
- 3.5. Phòng bệnh cho gà mía.
- 4. Lời kết
Gà mía là giống gà được ưa chuộng nhất nhì trong giới những người chăn nuôi gia súc. Mặc dù vậy nhưng có một số người vẫn chưa biết nhiều thông tin về giống gà này. Chính vì thế chúng tôi xin được gửi đến bài viết dưới đây nhằm cung cấp những thông tin cơ bản và hữu ích nhất về giống gà này.
Các loại gà mía
Trên thị trường gà giống hiện nay có rất nhiều các loại gà mía khác nhau. Tuy nhiên nổi bật thì gồm có ba loại gà mía sau đây được phân chia và sắp xếp dựa trên đặc tính riêng biệt của mỗi loại gà:
Gà mía thuần chủng
Gà mía thuần chủng là loại gà được sinh ra từ trứng của gà mía mái được đạp bởi gà mía trống. Hay nói cách khác là gà mía thuần chủng là loại gà có cả bố và mẹ đều là gà mía. Loại này hội tụ đầy đủ những phẩm chất nổi bật của gà mía. Có thể nói so với các loại gà khác thì gà mía thuần chủng có chất lượng và năng suất cao nhất.
Gà mía lai Sơn Tây
Mặc dù Sơn Tây là một địa danh gắn liền với gà mía, tuy nhiên số lượng gà tại đây đang được lai tạo ngày càng nhiều để đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng. Gà mía lai Sơn Tây là gà mà được lai giống từ gà mía thuần chủng và một giống gà khác nằm trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
Gà mía lai Lương Phượng
Lương Phượng là một giống gà đến từ Trung Quốc, là loại gà to, có sức khỏe tốt. Gà mía lai với gà Lương Phượng tạo ra một loại gà to hơn gà mía và có cân nặng nhiều hơn, lông gà lai cũng có nhiều điểm khác biệt so với gà thuần chủng. Gà lai Lương Phượng giá thành rẻ hơn so với gà thuần chủng nhưng năng suất và chất lượng cũng tốt không kém nên được nhiều người chăn nuôi gia súc lựa chọn làm gà giống.
Giống gà mía có nguồn gốc từ đâu
Nhiều người thắc mắc về nguồn gốc xuất xứ của loại gà này, không biết nó đến từ đâu. Gà mía có nguồn gốc từ xã Phù Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây hiện nay chính là địa phận của xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội. Có thể nói đây là một nơi rất thích hợp để nuôi gà vì có thiên nhiên, không khí và địa hình đều ủng hộ. Có không gian đồi để gà bới đất, tìm giun, dạo bộ,...
Cho đến nay, vì tính chất đặc biệt và năng suất cùng với giá trị kinh tế mà gà mía mang lại, nhiều địa phương đã lựa chọn giống gà này để nuôi trồng. Có thể nói gà mía ngày càng được ưa chuộng và trở thành giống vật nuôi không thể thiếu của bất cứ hộ dân làm nông nghiệp nào.
Đánh giá chi tiết về gà mía
Với mục tiêu đem đến những thông tin chính xác và hữu ích cho người tiêu dùng cũng như những người đang có nhu cầu tìm mua gà mía để nuôi.Chúng tôi xin được nêu ra một số đánh giá chi tiết như sau:
Gà mía dùng để làm gì
Như đã nói ở trên, gà mía là giống gà được nhiều người ưa chuộng và chọn nuôi. Không phải tự nhiên mà loại gà này lại được nuôi một cách phổ biến như vây, tất cả là nhờ có những công dụng mà nó đem lại đối với đời sống con người.
- Gà mía có tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Những người bị băng huyết, bệnh xích bạch đới hay có ung nhọt thì đều có thể dùng gà mía như một phương thuốc tẩm bổ và chữa bệnh.
- Hơn thế gà mía còn được cho là thuốc bổ đối với thận và là thuốc bổ âm tỳ vị, bổ khí huyết,...
- Ngoài ra người ta còn dùng gà cho những người đau dạ dày, những người bị nhiễm phong hàn, những người suy yếu miễn dịch để bồi bổ sức khỏe.
- Trong gà mía chiếm tới 60% là thịt, xương nhỏ hơn nên có một con gà mía thu được nhiều lợi nhuận hơn những con gà thông thường.
- Ngoài ra trong loại gà này còn chứa một số các chất vitamin tốt cho sức khỏe của con người.
Đặc điểm của gà mía
Có thể thấy rằng mỗi một loại gà khác nhau đều có những đặc trưng khác nhau. Và gà mía cũng không phải ngoại lệ, nó cũng có những đặc điểm riêng để có thể nhận diện với những loại gà khác. Dưới đây là một số những đặc điểm của gà mía:
- Ngoại hình của gà mía được đánh giá là thân hình ngắn, to và hơi thô.
- Gà mía có cặp đùi to và săn chắc, có lẽ bởi vì môi trường sống ở địa hình núi đồi nên loại gà này có được một đôi chân săn chắc và sức khỏe dẻo dai.
- Màu lông của gà mía khá thống nhất với nhau. Hầu hết các con gà mía đều được pha trộn lông giữa màu nâu vàng và màu tía. Có thể thấy lông của gà mía mọc khá chậm, phải mất đến hơn 15 tuần để có mọc được một bộ lông hoàn chỉnh.
- Khối lượng gà mía tùy vào từng đàn, từng lứa, tuy nhiên thường thì gà khi nuôi được 6 tháng đạt được khoảng hơn 3,1kg. Khi trường thành, khối lượng của gà mía cũng tăng lên đáng kể. Gà mái tăng lên thành 3,5kg, gà trống thì có thể nặng đến 5kg.
Cách nuôi chăm sóc gà gà
Để quý bạn đọc có thêm những hiểu biết về chăn nuôi gia súc gia cầm thì chúng tôi xin được trình bày một số những ý kiến đóng góp về cách chọn gà tốt và phòng bệnh cho gà. Khi biết cách chọn gà mía và nuôi gà nhất định mọi người sẽ là những người nông dân thành công.
Cách chọn gà mía giống tốt
Để chọn được một con gà mía thuộc giống loài tốt cũng như chọn giống gà tàu vàng, người chăn nuôi gia súc gia cầm cần phải chú ý một số những cách chọn cùng với những cách phòng bệnh cho gà thì mới có thể nuôi gà một cách thuận lợi, đem đến hiệu quả kinh tế cao.
Thứ nhất, người nuôi cần phải chọn cho mình một chú gà có sức khỏe tốt, có thể thích nghi với các môi trường khác nhau. Bởi vì thời tiết Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc thường xuyên xuất hiện những đợt gió mùa, rét đậm rét hại gây ảnh hưởng đến gà. Nếu gà mía mà bạn chọn có thể chống chịu được sự thay đổi thất thường của thời tiết thì sẽ rất khó có thể tồn tại với thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam. Thứ hai, chọn gà mía có cơ thể vừa phải, không quá bé, nếu như gà mía kích cỡ quá bé thì khi nuôi sẽ rất lâu mới có thể lớn được và mới có thể thu hoạch được. Thứ ba, cần phải chọn gà ở những trung tâm, nguồn cung cấp gà giống đáng tin cậy. Có như thế thì gà mía mới có thể đảm bảo chất lượng.
Phòng bệnh cho gà mía.
Để gà mía có một sức khỏe tốt, lớn lên và sinh trưởng đều đặn thì người nuôi cần phải tiêm phòng các bệnh cho gà như là bệnh tụ huyết trùng. Gà có thể là nguồn lây nhiễm virus, thậm chí gây bệnh cho cả người nếu như không được tiêm phòng các bệnh dành riêng cho gà. Người nuôi cũng cần lên kế hoạch tiêm vacxin cho gà mía theo từng tuần và từng tháng tuổi.
Ví dụ như khi gà mới tròn một ngày tuổi thì đã phải tiêm Gumboro, đến 10 ngày tuổi thì cũng cần nhỏ thuốc vào mũi cho gà. Khi 21 ngày tuổi cũng cần phải tiêm vacxin để phòng các loại bệnh. Thường thì thời gian khi gà nhỏ tuổi sẽ phải sát sao hơn trong việc nuôi và phòng bệnh. Càng lớn thì người nuôi sẽ không cần phải quan tâm quá nhiều như lúc gà còn nhỏ.
Lời kết
Sau bài viết trên, chắc hẳn quý bạn đọc đã nắm được nhiều thông tin chi tiết về loại gà mía rồi đúng không nào? Gà Đòn Đất Việt mong rằng qua những thông tin tham khảo mà chúng tôi cung cấp, quý bạn đọc có thể chọn được cho mình một giống gà tốt đồng thời biết cách chăm sóc, nuôi gà hiệu quả!