Gà chọi - Dòng gà phục vụ các trận đấu đẹp mắt

Gà chọi - Giống gà được nhiều anh em chiến kê tin dùng

Giống gà
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Gà chọi là tên gọi dùng để gọi những chú chiến kê được đưa ra thi đấu. Giống gà này của cổ cao, da đỏ và chân vô cùng dài. Cùng đi tìm hiểu với gà đòn Đất Việt về giống gà được yêu thích hàng đầu này nhé! Hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích hàng đầu!

Các loại gà chọi hiện nay

Các bạn biết rằng gà chọi là dòng gà vô cùng hiếu chiến, người ta thường nuôi gà với mục đích tấn công, đá nhau trong các trận chiến kê hấp dẫn. Hiện nay trên thị trường được phân loại hai loại gà chọi khác nhau là gà đòn và gà cựa. Sau đây sẽ là phân tích cụ thể về từng loại:

  • Gà Đòn: là giống gà chọi được chăm sóc và phát triển tại miền bắc, đây là giống gà cổ xưa và trụi cổ nên các bạn dễ dàng nhận thấy và phân biệt đối với các loại gà chọi khác. Giống gà này vô cùng dũng mãnh và gan lì, có những cú đá đòn rất mạnh, có thể nói đây chính là tổ tiên của gà chọi.
  • Gà cựa: Gà cựa được chăm sóc và mở rộng tại phía Nam, những chú chiến kê này sẽ có cựa nguyên hoặc cựa sắt gắn vào chân khi tham gia chiến đấu. Trọng lượng trung bình mỗi con khoảng 3kg, sử dụng những chú gà chọi dòng này mang tính sát thương rất cao. Rất khó để chiêm ngưỡng về kĩ thuật mà chỉ thấy khả năng sát thương gây ra cho đối thủ.

gà chọi

Giống gà chọi có nguồn gốc từ đâu?

Gà chọi xuất hiện từ hàng trăm năm tại Việt Nam, trong đó không thể không kể đến tại miền bắc sẽ bắt nguồn từ các vùng đất như Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Ninh. Miền Trung có thể kể đến các địa điểm như Ninh Thuận, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Bình Định. Việt Nam không thể không bỏ qua các địa danh nổi tiếng Gà chọi như Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang.

Việc chăm sóc Gà chọi cũng như chăm sóc một em nhỏ, cần chăm bẵm, nuôi dưỡng, lai tạo và rèn luyện chúng ngày một khỏe mạnh để tham gia chiến đấu một cách anh dũng.

Đánh giá chi tiết về Gà chọi

Gà chọi dưới góc nhìn của các chuyên gia được đánh giá như thế nào, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết trong phần dưới đây. Dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau, các bạn có thể viết được giống gà chọi đáng chăm sóc và nuôi dưỡng như thế nào. Sau đó, biết cách lựa chọn được giống gà phù hợp với điều kiện chăm sóc của mình. Cùng dõi theo nhé!

gà chọi

Gà chọi dùng để làm gì?

Theo những phân tích cụ thể bên trên, chắc hẳn các bạn cũng biết rằng vai trò của gà chọi vô cùng cần thiết trong các trận đá gà trực tiếp hấp dẫn hấp dẫn. Gà chọi giúp anh em chơi gà thỏa mãn được đam mê yêu thích của mình.

Không những vậy, anh em có thể kiếm thêm thu nhập thông qua việc kinh doanh hoặc cá cược trong các trận đấu gà chọi. Đây là một trong những trò chơi dân gian đã không còn xa lạ gì đối với anh em yêu thích cá cược. Ngoài ra, giờ đây có nhiều hình thức chọi gà khác nhau càng tăng thêm phần kịch tính của cuộc chơi.

Ngoài việc dùng để giải trí, gà chọi cũng là món ăn ưa thích được nhiều tay chơi ẩm thực săn lùng. Nếu biết cách chế biến thì thịt gà chọi vô cùng săn chắc, đùi gà giòn, các gân thịt cứng sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn.

Một số món ăn liên quan đến gà chọi thường xuyên được đánh giá cao như:

  • Gà nòi nhúng lẩu

  • Gà chọi nướng

  • Gà chọi xào sả ớt

  • Gà chọi giả cầy

  • Gà chọi nướng riềng

  • Gà chọi chua ngọt

  • ….

Đặc điểm của gà chọi

Gà chọi sở hữu đặc tính máu đánh nhau, gà chọi dù ít hay nhiều ngày tuổi cũng đã bắt đầu có xu hướng chọi đá. Có thể dễ dàng nhận diện gà chọi thông qua một số đặc điểm như sau:

Gà trống có màu lông mận, tích và dái tai màu đỏ, thân hình vạm vỡ với đôi chân cao, chắc khỏe, mào to, cựa sắc và dài. Thân hình của gà trống dài, cổ cao, da đỏ rực và có mắt sắc, phần cánh đuôi đầu có pha lông đen.

Gà chọi mái có màu xám hoặc màu vàng có chấm điểm đen. Mỏ gà có màu trắng ngà hoặc màu đen, mỏ tuy ngắn nhưng có khả năng mổ cực kỳ khỏe. Chân gà sẽ có màu xanh lợt, đốm nâu, vàng hoặc trắng. Phần da ở đầu có màu đỏ, cổ, đùi, ức cũng màu đỏ, lưng nách sẽ có màu vàng hoặc trắng.

Trọng lượng của những con trống trưởng thành rơi vào 3 đến 4kg, trọng lượng của gà mái rơi vào khoảng 2 đến 2,5kg.

gà chọi

Cách nuôi và chăm sóc gà chọi

Cách nuôi và chăm sóc gà chọi cũng không khác với dòng gà asil, nắm bắt được đặc điểm sinh hoạt và nhu cầu ăn uống của chúng. Cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà chọi để sức khỏe của chúng săn chắc và dũng mãnh. Một số vấn đề các bạn cần quan tâm khi nuôi và chăm sóc gà chọi như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: sử dụng thóc ngâm cho gà chọi, bổ sung mỗi và chất tanh thường xuyên, không thể không kể đến thịt như thịt lợn, bò,...
  • Cho gà chọi luyện tập: Cho gà chọi luyện tập thường xuyên để đảm bảo độ dẻo dai, có như vậy là mới có sức khỏe vào có bản lĩnh chiến đấu. Tập thể dục hằng ngày và tập vần đòn, vần hơi cho gà chọi các bạn nhé!
  • Thực hiện chế độ chăm sóc gà đá: Nên cho gà chọi tắm nắng sớm để hấp thụ vitamin D dưới ánh nắng. Sử dụng các bài thuốc dân gian để om bóp gà thường xuyên, bên cạnh đó đừng quên dọn dẹp chuồng trại thông thoáng và sạch sẽ các bạn nhé!
  • gà chọi

Cách chọn gà chọi giống tốt

Nếu bạn đang muốn mở rộng quy mô trang trại và bắt đầu khởi nghiệp bằng việc chăm sóc chọi. Chắc chắn không thể bỏ qua quá trình chọn giống. Chọn giống là quá trình quan trọng cần được thực hiện kĩ lưỡng và xem xét tỷ mỉ. Cùng là gà chọi nhưng có con sẽ chọi hay, có con không.

Các chuyên gia chia sẻ các bạn nên nuôi gà chọi từ trứng, tìm kiếm và nuôi một chú bố gà chọi chất lượng, có giống chọi tốt. Thực hiện gây giống bằng cách dùng gà mái và trống khác bầy sau đó cho chúng giao phối với nhau. Tuyệt đối không nên sử dụng trống và mái cùng bầy nhé, có thể dẫn đến tình trạng cận huyết khiến sức khỏe của gà chọi ngày càng yếu.

gà chọi

Nên lựa chọn những con mái rặc nòi, trường hợp cửa phải dùng đúng gà cựa các bạn nhé. Ngược lại, nếu là đòn thì các bạn phải lựa chọn rặc gà đòn. Nên đánh giá dựa trên nhiều phương diện như lông, vảy và có đạt yêu cầu hay không nhé!

Phòng bệnh cho gà chọi hiệu quả

Gà chọi cũng giống như các giống gia cầm khác, cần biết cách chăm sóc, phòng bệnh ở gà hiệu quả để khả năng sinh sống và phát triển đạt hiệu quả cao nhất. Cách phòng bệnh cho gà chọi được các chuyên gia chia sẻ như sau:

  • Vệ sinh chuồng trại, trang trại sạch sẽ, luôn đảm bảo không gian thoáng mát.

  • Bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt trong quá trình tiêm phòng cho gà chọi. Đối với từng loại bệnh khác nhau sẽ có lịch tiêm phòng theo từng độ tuổi khác nhau.

  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách hỗ trợ Vitamin b12 cho gà chọi

Trường hợp không biết cách sử dụng thuốc như thế nào, nên lắng nghe ý kiến đóng góp từ các chuyên gia có kinh nghiệm. Thực hiện trao đổi trực tiếp giới chuyên môn để được can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhé.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến gà chọi do gà đòn Đất Việt cung cấp. Bạn đọc tham khảo kỹ lưỡng để biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng cũng như mở rộng trang trại gà chọi nhé!

Tin liên quan

Thông báo