Bệnh Đậu Gà - Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Bệnh đậu gà - Nguyên nhân, cách điều trị từ A - Z

Bệnh ở gà
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bệnh đậu gà là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể khiến gà tiêu chảy, viêm phổi và kém phát triển. Chúng tôi dưới đây đã tổng hợp đầy đủ nguyên nhân và cách điều trị bệnh từ A - Z. Mời các bạn cùng theo dõi!

Tổng quan các loại bệnh ở gà

bệnh đậu gà

Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nồm, ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh bệnh. Để khắc phục điều này, trước tiên các bạn cần hiểu và phân biệt được các loại bệnh thường gặp ở giống gà. Từ đó mới có thể tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Theo đó, bệnh đậu gà là căn bệnh thường gặp nhất. Đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus và thường sẽ bắt gặp phổ biến nhất khi gà trong độ tuổi từ 15 - 50 ngày.

Nguyên nhân mắc bệnh đậu gà

bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà là do sự xâm nhập của một nhóm vi rút Poxvirus thích nghi trên gà gây nên. Theo các nhà nghiên cứu, hiện nay có tổng cộng 4 biến chứng đậu gà chính:

  • Đậu gà

  • Đậu gà tây

  • Đậu chim công

  • Đậu bồ công

Căn bệnh ở gà này có thể lây thông qua nhiều đường khác nhau cả trực tiếp và gián tiếp. Theo đó:

Do thức ăn

Đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh đậu gà. Trong một chuồng trại chăn nuôi nhiều con, khi cho ăn tập chung dễ dàng khiến thức ăn nhiễm khuẩn nếu như không được kiểm soát kỹ lưỡng. Hơn nữa, ở các thiết bị chăn nuôi cũng là đường lây truyền đậu gà phổ biến.

Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng mùa hè

Thời tiết mùa hè vừa ẩm vừa nóng ở nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi rút, vi khuẩn sinh bệnh. Vậy nên, gà dễ bị loài vật ký sinh và truyền bệnh từ da.

Thời điểm mà gà dễ mắc bệnh đậu gà nhất

Bệnh đậu gà phổ biến xuất hiện khi gà được 20 - 25 ngày tuổi. Ở nước ta, căn bệnh truyền nhiễm này có thể diễn ra quanh năm từ mùa đông xuân cho đến cuối xuân. Đặc biệt, vào đầu hè khu thời tiết hanh khô gà dễ phát bệnh và nguy hiểm nhất.

Cơ chế mắc bệnh đậu gà

Sau khi đủ số lượng và độc lực, vi rút gây bệnh đậu gà sẽ lây lan bệnh toàn thân và tập chung tại khu vực không có lông. Các vị trí nốt mọc lên do vùng da niêm mạc và bị tổn thương dễ gây nên bệnh, nhất là vùng yết hầu.

Phân biệt bệnh đậu gà với những bệnh khác

bệnh đậu gà

  • Xuất hiện mụn ở trên da, mặt, chân, mí mắt và những khu vực không mọc lông.
  • Mụn xuất hiện trong hầu họng, niêm mạc, khóe miệng khiến gà khó thở. Lớp màng giả dễ bong tróc đi sẽ dễ thấy lớp niêm mạc bị đỏ.
  • Gà sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy…

Bệnh marek ở gà cực kỳ nguy hiểm mà anh em cần phòng tránh cho các chiến kê của mình.

Bệnh coryza gặp khá thường xuyên ở gà. Căn bệnh này không quá nguy hiểm và có cách chữa trị dứt điểm.

Các bạn hãy để ý những loại bệnh nguy hiểm này, và hãy tránh cho những chú chiến kê của mình bị dính phải.

Điều trị bệnh đậu gà

Trông trường hợp bệnh lây nhiễm với số lượng gà ít, có thể điều trị giảm sốt, giảm đau và tăng sức đề kháng cho gà. Khi phát hiện gà bệnh, nhốt gà ở chuồng riêng, song song với đó là tiến hành vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi. Sử dụng sát trùng và kháng sinh mỡ bôi lên vùng da xuất hiện mụn ở gà, mỗi ngày một lần cho đến khi gà khỏi bệnh.

Cách điều trị bằng thuốc nam

Điều trị bệnh đậu gà theo phương pháp dân gian là hình thức được phần đông chủ trại sử dụng bởi nó an toàn nhất. Theo đó, các sư kê mách bạn sử dụng lá cây cùng rượu để chấm lên vết thương, mụn mủ sẽ mau lành bệnh.

Bệnh này có lây qua người không?

Hiện nay, chưa có thông tin xác thực nào về bệnh đậu gà có khả năng lây sang người hay không. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải cẩn trọng khi tiếp xúc với gà ốm. Hãy sử dụng đồ bảo hộ để chăm sóc gà bệnh.

Lời kết

Như vậy, Gà đòn đất Việt trên đây đã làm rõ nguyên nhân và cách điều trị bệnh đầu gà. Hãy theo dõi website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật các phương pháp điều trị bệnh ở gà nhé!

Tin liên quan

Thông báo