- 1. Tổng quan các loại bệnh ở gà
- 2. Nguyên nhân mắc bệnh CRD ở gà
- 2.1. Do thức ăn
- 2.2. Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng mùa hè
- 2.3. Thời điểm mà gà dễ mắc bệnh CRD nhất
- 3. Cơ chế mắc bệnh CRD ở gà
- 4. Phân biệt bệnh CRD ở gà với những bệnh khác
- 5. Điều trị bệnh CRD ở gà
- 5.1. Cách điều trị bằng thuốc nam
- 6. Bệnh này có lây qua người không?
- 7. Lời kết
Bệnh CRD ở gà hay còn gọi là bệnh Hen khiến gà sưng mặt và thở khò khè. Trong bài viết này, Gà đòn đất Việt sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về cách phân biệt bệnh CRD với các loại bệnh hô hấp khác ở gà!
Tổng quan các loại bệnh ở gà
Việc chăn nuôi gà hiện nay gặp rất nhiều khó khăn bởi khí hậu, sự lây lan của các mầm bệnh. Các tác nhân này đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị kinh tế của gà. Theo đó, một số các loại bệnh thường gặp ở các giống gà như:
- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm
- Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
- Bệnh viêm túi huyệt nguy hiểm
- Bệnh gà ủ rũ
- Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
Trong đó, bệnh CRD và bệnh ORT ở gà là căn bệnh thường gặp thuộc trong nhóm bệnh hô hấp ở gà rất nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tại nội dung dưới đây nhé!
Nguyên nhân mắc bệnh CRD ở gà
Vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) là nguyên nhân gây ra bệnh CRD ở gà. Theo đó, khả năng gây bệnh của MG sẽ phụ thuộc dựa trên khả năng bám dính từ tế bào mô ở đường hô hấp. Các nguyên nhân thiếu yếu gây nên bệnh CRD ở gà như sau:
Do thức ăn
Thông thường, ở các chuồng trại nuôi gà thường cho gà ăn tập thể. Do vậy nguồn thức ăn không thể kiểm soát. Chính yếu tố này khiến cho thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn từ gà đã bị bệnh trước đó.
Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng mùa hè
Bệnh CRD ở gà là bệnh truyền nhiễm. Vậy nên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gà dễ bị kích thích do ngoại ký sinh trùng chính vào mùa hè chính là tác nhân gây bệnh trực tiếp. Thông qua sự xâm nhập từ tế bào da.
Thời điểm mà gà dễ mắc bệnh CRD nhất
Khi thời tiết có những chuyển biến đột ngột như: gió mùa, nắng gắt, mưa bão, mùa ẩm mốc… Chính là thời điểm gà dễ mắc bệnh CRD nhất.
Cơ chế mắc bệnh CRD ở gà
- Gà mắc bệnh CRD bài thải vi khuẩn vào không khí và truyền bệnh cho gà khỏe ở chung đàn. Nguồn bệnh từ dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nhiễm khuẩn.
- Một nguồn lây bệnh khác là do mầm bệnh được di chuyển từ thế hệ này sang thế hệ sau do trứng gà đã bị nhiễm trùng.
- Gà đã khỏi bệnh nhưng vẫn mang trùng, nếu như chủng vacxin Mycoplasma hoặc nhiễm trùng kế phát bệnh CRD sẽ trở thêm nặng.
Phân biệt bệnh CRD ở gà với những bệnh khác
Dựa vào một số đặc điểm sau, bạn dễ dàng phân biệt được nhóm bệnh CRD ở gà với các loại bệnh hô hấp khác 1 số loại bệnh khác như là: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh ORT.
- Viêm kết mạc mắt, nước mắt chảy
- Viêm khớp chân, gà hay nằm dạng khuỷu
- Mặt gà sưng, bỏ ăn hay ủ rũ
- Thở khò khè - có tiếng hen
- Khí quản có dịch nhầy do bị viêm
Điều trị bệnh CRD ở gà
- Sử dụng kháng sinh có hoạt chất nhạy cảm với CRD. Đặc biệt là loại kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng đối với Mycoplasma vừa có tác dụng trên trùng Ecoli.
- Sử dụng chất điện giải và các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho gà.
- Riêng với các mầm bệnh đã đề kháng, hãy chuyển qua sử dụng Bio - Marcosone, Bio Genta - Tylosin để điều trị.
Cách điều trị bằng thuốc nam
Sử dụng gừng hoặc sả pha với nước ấm để cho gà uống. Đây là phương pháp phòng và chữa bệnh CRD ở gà theo bài thuốc dân gian được nhiều chủ trại áp dụng.
Bệnh này có lây qua người không?
Đây là căn bệnh lây nhiễm thường thấy ở gia cầm. Tuy nhiên, chúng không lây qua người nên các bạn có thể yên tâm khi trực tiếp chữa trị bệnh cho gà nhé!
Lời kết
Bài viết vừa rồi đã cung cấp thông tin về bệnh CRD ở gà và cách phân biệt bệnh CRD với các loại bệnh hô hấp khác. Gà đòn đất Việt hy vọng đã chia sẻ đến những nội dung hữu ích tới bạn!