- 1. Tổng quan các loại bệnh ở gà
- 2. Nguyên nhân mắc bệnh coryza ở gà
- 2.1. Do thức ăn
- 2.2. Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng mùa hè
- 3. Thời điểm mà gà dễ mắc bệnh coryza nhất
- 4. Cơ chế mắc bệnh coryza ở gà
- 5. Phân biệt bệnh coryza với những bệnh khác
- 6. Điều trị bệnh coryza ở gà
- 6.1. Cách điều trị bằng thuốc nam
- 7. Bệnh coryza này có lây qua người không?
- 8. Lời kết
Bệnh coryza gặp khá thường xuyên ở gà. Căn bệnh này không quá nguy hiểm và có cách chữa trị dứt điểm. Nếu anh em nào chưa biết vậy thì để gà đòn đất Việt bật mí cho nhé.
Tổng quan các loại bệnh ở gà
Nếu anh em đang sở hữu những chiến kê khỏe mạnh và sung mãn thì cũng đừng quá chủ quan nhé. Hiện nay có rất nhiều loại bệnh ở gà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gà đấy. Trong số đó, loại bệnh phổ biến mà nhiều chú kê chiến gặp phải chính là bệnh coryza.
Đây là một loại bệnh về đường hô hấp cấp tính ở gà. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi chú gà, mọi lứa tuổi và mọi thời điểm. Hiện nay, Việt Nam đã và đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại to lớn vì loại bệnh coryza gây nên.
Nguyên nhân mắc bệnh coryza ở gà
Do thức ăn
Thức ăn của gà nếu không đảm bảo vệ sinh cũng như môi trường xung quanh không an toàn sẽ rất dễ khiến gà bị mắc bệnh đậu gà. Nguồn lây chủ yếu là do ăn chung, ở chung với những con gà mắc bệnh khác khiến bệnh lây lan nhanh hơn.
Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng mùa hè
Bệnh Coryza do một loại vi khuẩn hiếu khí, gram âm Haemophilus paragallinarum gây ra. Trong điều kiện tự nhiên, loài vi khuẩn bệnh coryza này có thể tồn tại từ 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, loài này rất nhạy cảm với nhiệt độ và các loại thuốc sát trùng. Do đó, anh em cần lưu ý và chú trọng việc vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi gà để phòng ngừa bệnh.
Thời điểm mà gà dễ mắc bệnh coryza nhất
Bệnh này có thể lây lan ở mọi thời điểm trong năm. Chính vì vậy không thể xác định chính xác thời điểm dễ mắc bệnh nhất. Do đó, điều quan trọng nhất là sư kê phải luôn tìm các ngăn chặn nguồn lây và đảm bảo sức đề kháng cho chiến kê của mình.
Cơ chế mắc bệnh coryza ở gà
Thời gian ủ bệnh Coryza chỉ từ 1 – 3 ngày. Khoảng 2 – 3 ngày sau, gà chiến sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như giảm ăn, lông xù, khó chịu, lấy chân gãi lên phần mắt. Mắt gà bị lèm nhèm, sưng lên, ngứa. Sau đó sẽ bị sưng phù đầu một bên, dần chuyển sang hai bên và cuối cùng là bị mù mắt.
Phân biệt bệnh coryza với những bệnh khác
- Gà chiến bị sổ mũi, chảy nước mắt.
- Đầu, mặt và mào chiến kê tích sưng phù.
- Dịch viêm chảy ra từ mũi
- Mắt có chảy mủ, bị viêm kết mạc khiến hai mí bị dính lại, không mở ra được.
Điều trị bệnh coryza ở gà
- Cho gà chiến ăn/ uống các loại thuốc Genta Tylo, Tylosin, Tiamulin, Tilmicosin, Doxy 50 hoặc Doxy 75 kết hợp với Enroflox hoặc Enrocin 10 – 20% liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Tăng cường sức đề kháng của chiến kê bằng cách dùng nước điện giải vitamin, Gluco – C, multivit, các loại thuốc Vitamin B12 gan thận pha với nước uống từ 10 – 15 ngày.
- Bổ sung thêm cho gà men tiêu hóa kết hợp với các loại vitamin A D E, vitamin Bcomplex trộn vào thức ăn trong khoảng thời gian 1 tháng.
- Đối với gà chiến bị nặng, mắt sưng, chảy nước mũi, nước mắt thì dùng Gentamycin dạng nước để điều trị
Cách điều trị bằng thuốc nam
Các chuyên gia thú ý khuyến cáo không nên sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn. Vì vậy, sử dụng thuốc Tây để điều trị vẫn là biện pháp an toàn nhất. Anh em cần lưu ý kẻo tìm hiểu sai cách chữa trị có thể khiến trường hợp xấu xảy ra,
Bệnh coryza này có lây qua người không?
Hiện tại, gà đòn đất Việt chưa thấy có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng bệnh coryza lây qua con người cả. Vì vậy, anh em không cần quá lo lắng. Hãy bổ sung chất dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng thì không có việc gì xảy ra.
Lời kết
Bệnh coryza ở gà tuy phổ biến nhưng không quá khó để chữa trị. Chỉ cần áp dụng theo các cách mà Gà Đòn Đất Việt thì đảm bảo chiến kê của anh em sẽ khỏe lại nhanh chóng thôi.