Bệnh cầu trùng - Loại bệnh được nhiều người quan tâm

Bệnh cầu trùng ở gà và cách điều trị nhanh nhất và hiểu quả nhất

Bệnh ở gà
5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bệnh cầu trùng ở gà không phải loại bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời cũng sẽ gây nên nhiều thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, Gà đòn đất Việt xin chia sẻ bí quyết chữa căn bệnh này ở gà hiệu quả nhất.

Tổng quan về loại bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng là loại bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do một loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Có rất nhiều loài cầu trùng gây bệnh cho gà, tuy nhiên giống cầu trùng chủ yếu là Eimeria. Trong đó, chúng chia ra 2 loài : Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng, ruột già ) và Eimeria necatrix (ký sinh trùng ở ruột non).

bệnh cầu trùng

Nguyên nhân mắc bệnh cầu trùng ở gà

Do thức ăn

Bệnh cầu trùng ở gà lây lan chủ yếu qua đường thức ăn. Nguyên nhân là do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống có mầm bệnh. Từ đó, gây nên rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào làm cho gà không hấp thu được dinh dưỡng.

Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng mùa hè

Bệnh cầu trùng ở gia cầm là căn bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm do ký sinh trùng đơn bào Eimeria gây ra. Chúng sống được cả trong môi trường bên ngoài nên môi trường ở của gia cầm cũng là nơi có nguy cơ tụ mầm bệnh.

Thời điểm mà gà dễ mắc bệnh cầu trùng nhất

Bệnh cầu trùng ở gà dễ lây lan nhất là vào thời tiết mưa nồm. Lúc đó sức đề kháng của gà kém kết hợp với môi trường ẩm chính là điều kiện dễ dàng để mầm bệnh sinh sôi nảy nở.

bệnh cầu trùng

Cơ chế mắc bệnh cầu trùng ở gà

Khi các giống gà mắc bệnh sẽ thường bỏ ăn, đi phân có bọt khí màu vàng hoặc hơi trắng. Về sau phân đi có lẫn máu khiến gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông, mắt nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và tử vong sau khi có biểu hiện co giật từng cơn.

Phân biệt bệnh cầu trùng ở gà và những bệnh khác

Bệnh cầu trùng ở gà có tỉ lệ mắc tương đối cao, mặc dù tỷ lệ tử vong thấp nhưng lại gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế khiến gà chậm lớn, còi cọc và tốn kém chi phí thức ăn, thuốc men. Hơn nữa, cơ thể gà còn bị suy yếu dẫn tới mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Để phân biệt bệnh cầu trùng ở gà với các loại bệnh khác là gà bỏ ăn, khát nước, lông không được mềm mượt và đi lại loạng choạng.

Điều trị bệnh cầu trùng ở gà

Khi phát hiện gà bị mắc bệnh cầu trùng, chủ chăn nuôi không cần quá lo lắng. Rất ít trường hợp gà tử vong vì loại bệnh này thay vào đó có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để điều trị.

  • Vinacoc hoặc Sulfacoc: hòa 4g/lít nước, uống trong 3 ngày. Sau 3 ngày chưa khỏi hẳn thì uống thêm 2 ngày thuốc nữa.
  • Vime anticoc: sử dụng với liều lượng 1g/1lít nước sạch hoặc 5g/4,5kg thức ăn liên tục trong 5 ngày.
  • Nova-coc: pha với liều lượng 2g/lít nước, uống trong 3 ngày liên tục. Sau đó tạm dừng 2 ngày rồi tiếp tục dùng thuốc trong 2 ngày nữa.

bệnh cầu trùng

Cách điều trị bằng thuốc nam

Các chuyên gia chăn nuôi gia súc gia cầm khuyến cáo các chủ chăn nuôi gà không nên sử dụng các bài thuốc nam để chữa trị bệnh vì nó gây ra rất nhiều rủi ro. Chỉ cần sử dụng những loại thuốc được kê ở trên, đảm bảo gà sẽ mau chóng khỏi bệnh.

Bệnh cầu trùng này có lây qua người không?

Theo như gà đòn đất Việt tìm hiểu thì chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh cầu trùng ở gà có thể lây qua người. Vì vậy, chủ chăn nuôi chỉ cần áp dụng quy tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với gà bệnh thì không có gì nguy hại đến sức khỏe cả.

Lời kết

Gà đòn đất Việt vừa chia sẻ đến mọi người tất cả thông tin cần biết về bệnh cầu trùng ở gà. Khi gà mắc loại bệnh này, chủ chăn nuôi chỉ cần áp dụng các phương pháp điều trị phía trên thì đảm bảo gà sẽ trở lại bình thường nhanh thôi.

Tin liên quan

Thông báo